Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào 1

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào?

Nhiều người chỉ chú ý đến hoạt động rút hầm cầu, tăng thể thích bể phốt để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mà không để ý đến vấn đề nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào sau khi thải ra. Nhiều chuyên gia môi trường đánh giá rằng nước thải hầm cầu có những tác động không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của con người.

Xem thêm: Quy trình hút hầm cầu đúng kỹ thuật và an toàn nhất

Khái niệm nước thải hầm cầu

Nước thải hầm cầu là chất thải được lấy ra thông qua hoạt động thông tắc, hút bể phốt. Công việc này thường xuyên được thực hiện tại các gia đình, nhà máy, tòa nhà chung cư, trường học, khách sạn,…nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào 2

Nước thải hầm cầu là gì?

Nguyên lý hoạt động của chất thải hầm cầu

Chất thải sẽ từ bồn cầu di chuyển tới hầm cầu và tích tụ ở ngăn chứa, sau một thời gian dài sử dụng ngăn chứa này sẽ bị đầy tràn sang ngăn lắng. Lúc này bạn cần thực hiện các biện pháp đục, hút để đưa chất thải này ra ngoài.

Đường ống chất thải đóng vai trò là vật dụng dẫn các chất lơ lửng trong nước ở bể chứa hầm cầu tràn sang bể chứa, giúp tạo khoảng trống cho chất thải mới tiếp tục đưa xuống. Chất thải sẽ tự phân hủy tại ngăn lắng và hố thâm nhập vào trong đất rồi tự hoại hoàn toàn.

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào?

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào 1

Cách xử lý nước thải hầm cầu như thế nào?

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào sau khi chúng được hút ra ngoài? Thực trạng cụ thể rất đáng báo động khi tất cả các chất thải sau khi được hút đều bị đổ ra các ao, sông, hồ, cống thoát nước,…dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân.

Bên cạnh đó, có rất nhiều xe hút hầm cầu tận dụng việc khoan lỗ ngay phía dưới gầm xe rồi luồn ống vào, khóa van lại chờ thời điểm xả chất thải xuống khu vực chứa chất thải của thành phố hoặc miệng cống đô thị, khu đất bỏ hoang.

Hiện nay, có 3 đơn vị chuyên xử lý chất thải hầm cầu đó là nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đa Phước, nhà máy xử lý chất thải Hòa Bình, nhà máy xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh với công suất xử lý chất thải là 150 tấn/ngày. Quy trình xử lý chất thải này được chia làm ba bước, trong quá trình thực hiện có sử dụng men vi sinh và các chế phẩm chuyên dụng để xử lý. Sau đó, phần nước chảy ra cống thoát chung và phần cặn dùng làm phân vi sinh.

Quy trình xử lý nước thải hầm cầu

Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hồ Chí Minh có chia sẻ, việc xử lý nước thải hầm cầu còn nhiều vấn đề tồn đọng do lượng rác thải hàng ngày quá lớn và ý thức của người dân còn kém. Tuy nhiên, từ năm 2019, thành phố đã cho xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại hộ gia đình. Từ đó tránh được tình trạng các xe chở rác thải đổ trực tiếp ra ao hồ, sông suối. Đồng thời, ông cũng cho biết, những xe nào vẫn còn vi phạm sẽ bị tịch thu và xử lý nghiêm.

2 phương pháp xử lý nước thải hầm cầu phổ biến

Để xử lý nước thải hầm cầu, người ta cũng sử dụng một số phương pháp khác với hiệu quả cao, cụ thể như sau:

Phương pháp 1: Nước thải sau khi hút sẽ được đưa vào hầm ủ có phun khử trùng bằng hóa chất, để cho lắng lọc rồi xử lý bằng vi sinh trong tối thiểu là 30 ngày.

Phương pháp 2: Sử dụng hầm cầu tự hoại giúp ổn định hiệu suất xử lý chất thải, ngay cả khi lượng nước thải đầu vào lớn. Đồng thời, ưu điểm của bể phốt tự hoại đó là chúng không tốn quá nhiều diện tích, chi phí xây dựng thấp và dễ quản lý.

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào 3

Bể phốt tự hoại sở hữu những ưu điểm nhất định

Nước thải hầm cầu được xử lý như thế nào?” – Đây chắc chắn sẽ là chủ đề cần phải có quy trình xử lý khoa học và triệt để nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *